Những tác nhân gây bệnh và cách điều trị viêm mũi mãn tính
Những tác nhân gây bệnh và cách điều trị viêm mũi mãn tính
Bệnh viêm mũi mãn tính có nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chủ
yếu vẫn là do môi trường sống và khí hậu thay đổi chúng len lỏi theo đường hô hấp
nhưng cũng có thể vào cơ thể theo đường qua da, hoặc theo đường ăn uống.
Viêm mũi mãn tính được chia ra làm 2 loại chính là viêm mũi
mãn tính xuất tiết và viêm mũi mãn tính quá phát.
Các dấu hiệu, triệu chứng cụ thể của từng dạng không giống
nhau, về cơ bản thì có thể tóm lược lại như sau:
Viêm mũi mãn tính xuất tiết: Người bệnh bị chảy mũi, niêm mạc
mũi phù nề, ứ đọng nhiều dịch nhầy, cuốn mũi cương to làm hẹp đường thở khiến
người bệnh khó thở. Tình trạng ngạt mũi kéo dài dẫn tới khả năng ngửi kém, có
khi mất ngủ vì khó thở. Bệnh thường gặp ở trẻ em, có thể do trẻ bị viêm mũi cấp
tái đi tái lại nhiều lần hoặc sau khi trẻ bị viêm amidan, VA…
Viêm mũi mãn tính quá phát: Triệu chứng chủ yếu của viêm mũi
mãn tính quá phát là ngạt tắc mũi, đôi lúc có xuất tiết. Dạng viêm mũi này thường
gặp ở người lớn. Các nguyên nhân chủ yếu do dị tật vách ngăn mũi (bị vẹo vách
ngăn, polyp mũi), do tiếp xúc với hóa chất, bụi… đặc biệt ở người có cơ địa dị ứng
hoặc giảm sức đề kháng…
Nguyên nhân gây viêm mũi mãn tính
Phần lớn các trường hợp viêm mũi mãn tính là do dị ứng. Người
bị dị ứng thường có hệ miễn dịch quá nhậy cảm với các chất như bụi, gây bùng nổ
các kháng thể mà bình thường sẽ chỉ sản sinh khi bị viêm nhiễm. Điều này sẽ dẫn
tới tình trạng kháng viêm và sưng nề tổ chức trong mũi, gây ra viêm họng, điếc
mũi, và hắt hơi, đau đầu ….Theo kết quả thống kê, có khoảng 10% dân số bị dị ứng
mũi mà thường xuất hiện từ lúc còn rất trẻ. Viêm mũi mãn tính cũng có liên
quan nhiều đến vấn đề di truyền.
Ngoài ra, viêm mũi cũng có thể xảy ra khi người bệnh tiếp
xúc với một số mạt bụi nhà, nấm mốc, nước tiểu động vật nuôi, nước bọt hay lông
của vật nuôi. Các loại thảm và khăn chải giường cũng là những môi trường trú ẩn
của các tác nhân này. Vậy nên chúng ta cần phải kiểm soát môi trường sống rất cần thiết, giúp bệnh nhân
không bị phát bệnh.
Điều trị viêm mũi mãn tính
Cũng giống như các triệu chứng khác, việc phát hiện và điều
trị sớm khi mới xuất hiện triệu chứng sẽ đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều so
với việc để bệnh lâu ngày rồi mới lo đi chữa trị. Viêm mũi dị ứng nếu không điều
trị sẽ dẫn tới viêm xoang, viêm họng mạn, viêm thanh quản, viêm khí phế quản,
viêm tai giữa, nhất là ở trẻ nhỏ.
Việc điều trị viêm mũi mạn tính trước hết cần giải quyết
nguyên nhân gây bệnh. Để điều trị triệu chứng có thể sử dụng một số loại thuốc
làm săn se niêm mạc, người lớn có thể dùng các biện pháp xông mũi, khí dung với
tinh dâu thơm. Sử dụng một số loại thuốc làm co mạch để chống phù nề. Trường hợp
nặng có thể dùng kháng sinh thuốc chống dị ứng đợt cấp, tuy nhiên không nên tùy
tiện và lạm dụng thuốc, mọi ý định sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến bác sỹ
trước khi sử dụng. Theo các chuyên gia, người bệnh cũng nên rửa mũi hàng ngày bằng
nước muối sinh lý để giảm các triệu chứng tắc nghẹt mũi do viêm mũi gây ra.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM : SẢN PHẨM CHĂM SÓC SỨC KHỎE IBLUE
Theo nguồn : SẢN PHẨM GIẢM CÂN IBLUE
0 nhận xét:
Đăng nhận xét